Giải thể doanh nghiệp
Khái niệm
Giải thể doanh nghiệp tiếng Anh là enterprise resolve hoặc wind-up a business.
Giải thể là quá trình chấm dứt hoạt động kinh doanh của một thực thể doanh nghiệp bằng cách thanh lý tài sản để thanh toán các chủ nợ.
Đặc điểm giải thể doanh nghiệp
-
Giải thể là quá trình nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp và đưa nó ra khỏi thị trường. Quá trình này bao gồm hoạt động kinh tế (thanh lý tài sản, trả nợ) và hoạt động pháp lý (thủ tục hành chính “xóa tên” doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký công thương).
-
Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc giải thể, có thể xuất phát từ vi phạm pháp luật hoặc doanh nghiệp tự ý kinh doanh.
Trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp giải thể khi không còn nhu cầu tiếp tục hoạt động hoặc khi kinh doanh thua lỗ nhưng không đến mức không trả được nợ.
Ngoài ra, công ty cũng có thể bị buộc giải thể nếu vi phạm pháp luật và bị xử phạt hoặc thu hồi giấy phép. Các vi phạm bao gồm kinh doanh trái pháp luật, không giải quyết khuyết điểm trong quy định thời hạn được quy định.
-
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sẽ áp dụng pháp luật phá sản để chấm dứt hoạt động.
-
Chủ doanh nghiệp là người quyết định việc giải thể doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký công thương không có quyền tán thành hoặc phản đối việc giải thể, chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ giải thể. Khi không có khiếu nại về việc giải thể, cơ quan này sẽ quyết định cập nhật tình hình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với trường hợp bị buộc giải thể, chủ doanh nghiệp phải quyết định giải thể căn cứ vào quyết định đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của tòa án.
Mặc dù cơ quan nhà nước có thẩm quyền không trực tiếp ra quyết định giải thể, nhưng về bản chất, chúng ta có thể coi như cơ quan này là chủ thể của việc giải thể, bởi chủ doanh nghiệp không tự do quyết định vụ này.
(Tham khảo: Chuyên khảo Luật Kinh tế, Báo Lao động)
**Đọc thêm về iedv để có đầy đủ thông tin!