Chào mọi người
Hôm này chúng ta sẽ gặp lại nhau để cùng nhau khám phá 1 góc phương Bắc Ấn Độ. Đợt 2019 mình có dịp đi công tác Ấn Độ và có tiện ghé thăm vài địa danh nổi tiếng thú vị ở Ấn, mình sẽ viết lại vài trải nghiệm để mọi người nếu có dịp ghé thăm có tư liệu tham khảo nhé. Lần này mình sẽ đưa mọi người khám phá New Delhi, sau đó mọi người có thể khám phá đền Taj Mahal – một trong 7 kì quan thế giới cách New Delhi 200km tại đây và thành phố màu hồng với cung điện gió nổi tiếng ở Jaipur tại đây.
Hoặc đọc thêm về Ấn Độ tại đây.
Xem thêm video khám phá New Delhi – Taj Mahal – Jaipur:
Video Ký ức Mumbai:
Thủ đô New Delhi ở đâu?
Nằm ở phía Tây Bắc của Ấn Độ, New Delhi là thủ đô của Ấn Độ và gần như là điểm dừng chân đầu tiên trong mọi hành trình của Ấn Độ.
Cách đi từ Việt Nam đến New Delhi
Theo mình biết hiện tại từ việt nam có đường bay thẳng từ việt nam sang new delhi chỉ có vietjet khai thác, các hàng hóa khác bạn sẽ phải quá cảnh ở một số thành phố: bangkok, chur…nhưng bạn hãy nhìn vào indigo Lộ trình quá cảnh của Kolkata là con đường trực tiếp nhất, nhanh nhất và rẻ nhất.
Giá vé phụ thuộc vào thời gian và chuyến đi khứ hồi là khoảng 700000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000.
Sự quyến rũ của New Delhi là gì?
Nếu nói về cảnh quan thiên nhiên thì ở New Delhi không có nhiều cảnh đẹp, hùng vĩ và thơ mộng. Thủ đô New Delhi là một điểm đến du lịch văn hóa và lịch sử. Ấn Độ là một quốc gia có truyền thống và lịch sử lâu đời, hiện vẫn còn rất nhiều di tích lịch sử hơn nghìn năm tuổi. Tôi liệt kê các điểm đến ở New Delhi để bạn khám phá:
India Gate – Một công trình mang tính biểu tượng của New Delhi tọa lạc tại chính trung tâm thủ đô theo đúng nghĩa đen. Đây là nơi để tưởng nhớ các binh sĩ Ấn Độ hi sinh trong Thế Chiến thứ 1 và có rất nhiều cái tên được khắc lên cổng. Nếu nhìn trên google map bạn sẽ thấy India Gate nằm ở vị trí trung tâm của New Delhi theo đúng nghĩa đen, vị trí rất đặc biệt bởi tất cả các đường vành đai quanh thủ đô đều có tâm là India Gate, như vậy đã đủ thấy đây là công trình ý nghĩa thế nào ở New Delhi chưa? 😀
Ngoài ra, Ấn Độ được biết đến với mật độ dân số dày đặc và ô nhiễm không khí tồi tệ, vì vậy một nơi thoáng đãng và rộng rãi như Cổng Ấn Độ thu hút rất nhiều người, đặc biệt là vào ban đêm. .
Buổi tối ở đây rất đông người bởi không gian quảng trường cực rộng, thoáng và chúng ta sẽ được thấy một India Gate rất khác khi lên đèn.
Old Delhi – Thủ đô cũ, cũng giống như ở Hà Nội, chúng ta có khu vực phố cổ – đây là trung tâm thủ đô từ ngày xưa trước khi mở rộng ra các khu vực mới như hiện nay được quy hoạch lại thoáng đẹp hơn. Điểm khác biệt lớn giữa Old Delhi với phố cổ ở HN đó là Phố cổ ở New Delhi không cổ kính, đậm văn hóa xưa mà bụi bặm, lộn xộn và bẩn 🙁
Old Delhi trông giống Việt Nam ngày xưa
Ngóc ngách bé tí!
Pháo đài đỏ (Red Fort): Thề là pháo đài, thành trì hầu như thành phố nào cũng có. Pháo đài đỏ cũng phải có mấy cái, nhưng pháo đài đỏ ở New Delhi chắc là cái to rộng và nổi tiếng nhất. Mình đến khá ngợp vì độ lớn của pháo đài, để khám phá chắc phải đi xe điện chứ đi bộ thì chắc cả ngày chưa hết. Pháo đài đỏ được xây dựng từ đá, gạch hay 1 loại cát có màu đỏ tạo nên màu đặc trưng đỏ rực của pháo đài trông cực kì ấn tượng – rất phù hợp với không khí nóng nực xứ này.
Yamuna Ghat: Yamuna chính là tên dòng sông rất nổi tiếng của Ấn: Sông Hằng, mọi người đến đây vào sáng sớm để thuê một chiếc thuyền ra giữa sông Hằng choc him ăn nhìn vô cùng ấn tượng, nhưng lúc mình đến có lẽ đi lạc nên mình lại lạc vào chỗ người dân hóa táng người chết dọc bờ sông. Cho ai chưa biết thì hỏa táng người chết và rải tro xuống sông Hằng thiêng liêng là một nét văn hóa của người Ấn theo đạo Hindu, họ tin rằng như vậy thì sau khi chết sẽ đến được cói Niết Bàn thoát đu9ợc kiếp luân hồi.
Qutur Mina – Tháp cổ linh thiêng của Ấn Độ: một địa điểm thiêng liêng và là di sản văn hóa thế giới. Đây là nhà thờ hồi giáo được xây dựng và đứng đó từ năm 1193 tới nay. Ngày xưa người ta xây dựng được một tòa tháp cao như này thực sự giỏi, những ai thích kiến trúc cổ chắc chắn sẽ thích ghé thăm nơi đây.
Chùa Hoa Sen: Một công trình hiện đại nhưng rất nổi tiếng ở New Delhi, theo thống kê, ngôi chùa này từng thu hút rất nhiều khách du lịch. Đẹp hơn cả tháp Eiffel hay đền Taj Mahal (xem đền trong video hình hoa sen)
Đền Akshardham: Một đối tác của mình đã đưa mình ghé thăm Ngôi đền Hindu Akshardham – công trình mới mở từ năm 2007 nhưng được xây dựng công phu và thực sự lộng lẫy bởi những đường nét kiến trúc tinh xảo, chiều chiều có một buổi nhạc nước hoành tráng để kể về những câu chuyện về Đức Phật. Điều đáng tiếc là để vào đền tất cả mọi người sẽ đều phải gửi hết mọi thiết bị điện tử ở ngoài, không được mang điện thoại, máy ảnh, máy quay phim vào trong nên không thể nào lưu giữ được chút tư liệu nào ở đây. Chụp được mỗi 1 bức hình từ xa hihi.
Agrasen ki baoli: Đây là một kiểu giếng nước cho cộng đồng của người Ấn ngày xưa, ngày nay thì đây là điểm thăm quan du lịch chứ ko còn là giếng nữa. Mình thấy ở đây giờ chỉ toàn chim bồ câu sống nên khá hôi, bẩn. Nhưng lên hình sống ảo cũng rất đẹp.
Ngoài ra New Delhi còn rất nhiều các di tích lăng mộ vua chúa nhưng mình không có đi được và mình cũng ko phải type thích thăm thú di tích nên ko có kế hoạch đi. Nếu ai thích di tích kiểu này thì New Delhi sẽ có rất nhiều điểm để ghé thăm đó.
2 ngày ở Delhi là đủ đối với tôi.
Đi đâu ở New Delhi
Mình không có gợi ý cụ thể cho các khách sạn, cái này mọi người có thể tìm qua booking.com. Nhưng mình nghĩ nên ở ngoài khu vực Old Delhi cho thoáng, chọn các khu quy hoạch mới gần trung tâm India gate ấy, old delhi đông đúc bẩn mà mình sợ tệ nạn không an toàn.
Phương tiện di chuyển đến các điểm tham quan
Hồi mình đi thì mình thấy Grab, Ola là tiện nhất, ko sợ chặt chém và nhanh – tuy nhiên tiền thì hơi đắt hơn xíu. Nếu muốn tiết kiệm có thể đi tàu điện sẽ rất rẻ nhưng đông đúc và mất thời gian tìm hiểu, chuyển tuyến. Đặc biệt nếu là phụ nữ con gái nên tránh đi phương tiện này vì lời đồn xâm phạm tình dục của người ấn không phải lời đồn đâu. Có thật đó.
Đồ ăn thức uống
Như tôi đã nói trong bài viết về Mumbai trước đây, đồ ăn Ấn Độ nói chung hơi khó ăn đối với cá nhân tôi nên tôi hơi sợ đồ ăn Ấn Độ. Những nơi phía bắc như Delhi dễ ăn hơn. Sau đây là hình ảnh một số món ăn mình chụp ở Delhi.